Nâng cao hiệu quả sử dụng bơm tiết kiệm năng lượng

Nâng cao hiệu quả sử dụng bơm tiết kiệm năng lượng

Dưới đây là các nguyên nhân chính dẫn tới sử dụng bơm hiệu suất thấp
A. Lựa chọn bơm không phù hợp
B. Các vấn đề về cơ khí
1. Bơm sử dụng sợi túpGland Packing) làm kín sẽ sinh nhiệt ma sát lớn gấp khoảng 6 lần sử dụng cụm gioăng kín cơ khí (Mechanical seal). Nếu chuyển đổi sẽ có thể tiết kiệm khoảng 5% công suất động cơ điện.
2. Khe hở giữa vành mòn và cánh bơm là rất nhỏ. Tất cả các nguyên nhân gây mòn rộng khe hở này đều dẫn tới lãng phí năng lượng do dòng nước chảy ngược về miệng hút bơm. Khe hở vành mòn bị tắc nghẽn thì sẽ sinh nhiệt ma sát và tiêu hao công năng.
3. Đường xả ngược từ đường xả về đường hút, trong một số trường hợp sẽ làm tăng nhiệt độ nước khiến máy bơm bị xâm thực.
4. Máy bơm vận hành trong điều kiện van chặn đường xả bị đóng nhiều
5. Ăn mòn hoặc rỗ trong thân bơm sẽ gây ra hiện tượng dòng chảy ngược trong bơm – giảm hiệu suất.
6. Có rác, cặn đóng tắc trong bơm và van hoặc đường ống
7. Quá nhiều mỡ bôi trơn hoặc quá tải của ổ bi
8. Các nguyên nhân dẫn đến tăng ma sát như:
+) Không cân tâm giữa máy bơm và động cơ
+)  Cánh cong vênh đường ống
+)  Cánh bơm không cân bằng
+) Trục bơm vị vặn cong
+)  Vành mòn quá khít chặt
+)  Bơm bị lỏng ốc bắt
+)  Gioăng kín nhô ra cọ sát với cụm gioăng kín cơ khí (Mechanical seal)
+)  Xâm thực ( 5 loại ) – cột áp quá sâu
+)  Bơm chạy rung
+)  Lắp không đúng cách vòng bi, phớt kín, vành mòn, sợ túp (Gland Packing)
+)  Đóng cặn tại các bộ phận chuyển động đặc biệt tại cụm gioăng kín cơ khí (Mechanical seal)
+)  Điểm vận hành thực tế quá xa với điểm vận hành bơm tối ưu được thiết kế cho máy bơm
+)  Hiện tượng nước va thủy lực
+)  Tốc độ vận hành quá nhanh
+)  Xiết sợi túp (Gland Packing) quá chặt
+)  Loại bơm dùng cánh Vortex – cánh hở có hiệu suất thấp bằng khoảng 50% so với loại bơm ly tâm cánh kín
Nâng cao hiệu suất sử dụng bơm tiết kiệm năng lượng
I. Khảo sát đánh giá kiểm tra sơ bộ
1.1 Kiểm tra độ rung
1.2 Kiểm tra dòng điện tiêu thụ
1.3 Nhiệt độ gối đỡ và động cơ
1.4 Kiểm tra áp lực, đánh giá điểm vận hành
II. Kiểm tra cơ khí
2.1. Tháo kiểm tra vành mòn
2.2 Các hiện tượng nứt vỡ thân bơm
2.3 Kiểm tra độ cong trục, mức độ ăn mòn
2.4 Kiểm tra đô dơ của vòng bi
III. Nâng cấp thay thế
3.1 Nâng cấp bơm sử dụng sợ túp(Gland Packing) – bằng việc sử dụng cụm gioăng kín cơ khí(Mechanical seal): chấm dứt hiện tượng gây mòn trục và giảm 5% tiêu thụ điện
3.2 Thay thế ổ bi theo định kỳ
3.3 Lắp thêm cánh phụ trong trường hợp bơm hút quá sâu nhằm tăng lưu lượng, nâng hiệu năng
3.4. Căn chỉnh với khớp nối, cân bằng bơm với bệ
3.5 Vệ sinh bơm, sơn nhựa Epoxy

#bomteral

#đại#lý#cấp1#teral